Kênh BBC của Anh và nhiều cơ quan truyền thông tiếng tăm tại châu Âu đồng loạt đưa tin không hay về các ca sĩ thần tượng âm nhạc Hàn. Các bút gia không ngần ngại tố cáo về hợp đồng nô lệ tồn tại trong ngành âm nhạc K-Pop.
Gần đây, các ca sĩ trực thuộc công ty giải trí SM Town (gồm SNSD, SHINee, Super Junior, F(x), DBSK...) đã có chuyến công diễn thành công tại Paris. Trong khi báo chí Hàn không ngớt lời tán dương, coi đây là một “cuộc xâm lấn” của âm nhạc Hàn thì trái lại các cơ quan ngôn luận tại nhiều nước châu Âu lại chỉ trích mảng tối ẩn giấu sau bức màn hoa lệ của sân khấu K-Pop.
Cảnh kết thúc đêm diễn tại Paris của các ca sĩ thuộc SM Town
Kênh BBC là một kênh truyền hình tiếng tăm tại Anh quốc. Ngày 14 vừa qua, BBC đã có bài nói về hợp đồng ký kết bất bình đẳng giữa ca sĩ Hàn và quản lý, thường được gọi bằng tên “hợp đồng nô lệ”. Phía đài này đề cập tới cả dẫn chứng vụ tranh tụng giữa những thành viên cũ của nhóm nhạc DBSK với công ty quản lý trực thuộc về việc phân tranh tiền thu nhập và thời gian hợp đồng 13 năm là quá dài.
Các ca sĩ K-Pop bị soi về scandal hậu trường
Trước đó, tờ báo Le Monde của Pháp cũng đã lên tiếng chỉ trích những mặt trái trong thành công rực rỡ của K-Pop. Trong đó có đoạn viết: “Chính phủ Hàn đang sử dụng những ca sĩ thần tượng làm phương tiện quảng bá vì hình ảnh của đất nước. Những ca sĩ idol chẳng quả chỉ là sản phẩm được tạo ra và đã được lên kế hoạch chặt chẽ”.
Tờ In These Time của Mỹ cũng đưa ra vấn đề giống như việc bị lạm dụng tình dục đối với các nữ nghệ sĩ khi đề cập tới thực trạng của K-Pop.
Nhiều fan K-Pop tỏ ra bất bình với những bài viết chỉ trích K-Pop của báo chí châu Âu và Mỹ
Các tờ báo châu Âu cũng đưa ra những đánh giá về K-Pop như sau:
“Hệ thống đào tạo các thần tượng mang tính kế hoạch là một chế độ đặc biệt chỉ có ở riêng Hàn Quốc và nhìn một cách tích cực, có thể thấy sự cạnh tranh đã được phân biệt hoá. Trên thực tế, đó là bàn đạp để sản sinh ra những ca sĩ mang đậm chất trình diễn rất nổi bật với tài năng ca hát, nhảy, cả về ngoại hình lẫn thời trang.
Tuy nhiên, trong cách nhìn của một người châu Âu sẽ rất khó để hiểu được một chế độ luyện tập (làm ca sĩ) nếu nhanh là 1 năm mà dài là 7 năm. Những ví dụ tốt nhất là việc khủng hoảng nội bộ trong nhóm nhạc nữ KARA gần đây cho tới việc bất đồng và tranh chấp giữa cựu thành viên của DBSK và công ty quản lý.
Nếu nhìn chính xác về Hallyu (Làn sóng Hàn Quốc) ở một mức độ nào đó có thể chia ra làm 2 loại: Hallyu ngược và Hallyu xuôi. Tuy nhiên, văn hóa lịch sử của người châu Âu vốn coi cá nhân và sự tự chủ là trọng yếu thì phải làm thế nào để hiểu được thể chế đào tạo các thần tượng Hàn vốn nhấn mạnh tới sự đoàn kết và dị trị”.
Vụ scandal của DBSK được đưa ra làm dẫn chứng
Tờ Herald Media cũng như nhiều tờ báo khác của Hàn Quốc đã có bài viết phủ nhận những câu chữ “bôi xấu” K-Pop được viết trên các tờ báo châu Âu, Mỹ nêu trên. Bên cạnh đó, các chuyên gia về Hallyu đã chỉ ra bài học rút kinh nghiệm với K-Pop: “Cần phải tạo một sự tinh tế để công chúng cảm nhận thấy tính văn hóa và nghệ thuật, chứ không nên thể hiện một cách ngang nhiên cách tính toán về mặt kinh doanh của các công ty giải trí lớn”.
Nhóm nhạc nữ KARA cũng bị "soi"
Hiện tại trọng tâm của làn sóng K-Pop chính là các ca sĩ thần tượng. Bài học với K-Pop là cần phải tạo sự tinh tế từ chế độ đào tạo tới cách thức sản xuất âm nhạc và marketing để không bị đánh giá là những “sản phẩm” chỉ giỏi về kỹ thuật mà không có tâm hồn và trái tim. Bên cạnh đó, làn sóng K-Pop muốn phát triển trường kỳ phải đa dạng hoá phong cách cũng như âm nhạc để âm nhạc thần tượng không bị đứng yên tại chỗ.
Nguồn: 24H
0 comments:
Post a Comment